Với ảnh in giấy để bảo quản ảnh được tốt hơn, bền hơn thì ngoài việc sử dụng giấy in tốt, mực in bền thì chúng ta có thể ép ảnh các loại chất liệu lên bề mặt ảnh như lụa bóng, lụa mờ, plastic hay phủ UV để bảo vệ ảnh
Quá trình ép Lụa bóng, Lụa mờ hay Phủ UV về cầu tạo đều là hình thức trải thêm một lớp nilong dày chứa keo dán lên bề mặt ảnh. Còn ép Plastic là dùng một chất liệu nilong có phủ keo nguội và nung chảy bằng máy ép nhiệt để chúng bám lên ảnh. Vậy sự khác nhau của các hình thức ra sao?
In ảnh giấy thường
Ảnh giấy in thường nguyên bản khi in ra thì bề mặt ảnh mịn và có độ bóng vì độ bóng đó là độ bóng sẵn có của chất liệu giấy ảnh. Nếu không ép gì chúng hoàn toàn có khả năng rách, gãy, dính ẩm nếu thời tiết ẩm hay nước ngấm vào khiến giấy ảnh trở lên mềm, mốc và màu ảnh không bền.
In ảnh ép lụa bóng (ép ảnh lụa bóng)
Ép lụa bóng là hình thức trải một lớp nilong có chứa keo mềm dán lên bề mặt ảnh. Về kỹ thuật lụa bóng là lớp nilong có mặt lụa trong suốt thường phù hợp với các ảnh có chất lượng cao. Màu ảnh sắc nét thì bề mặt trong lụa bóng giúp giữ trong nước ảnh giúp cho màu ảnh được rõ nét nhất. Nhìn sơ qua thì ảnh ép lụa bóng với ảnh thường không ép gần như là như nhau vì nước ảnh vẫn trong và bóng.
Khi ép lụa bóng, bức ảnh ngoài việc giữ được màu ảnh bền, trong, nét thì mặt ảnh không ảnh hưởng khi dính nước hay hơi ẩm từ thời tiết giúp bức ảnh bền hơn. Chúng ta có thể ép lụa bóng một mặt hoặc cả 2 mặt đều được nhưng thông thường chỉ ép 1 mặt trên
In ảnh ép lụa mờ (ép ảnh lụa mờ)
Ảnh in Ép lụa mờ là hình thức trải một lớp nilong có chứa keo mềm dán lên bề mặt ảnh. Về kỹ thuật lụa mờ là lớp nilong có bề mặt nhám, sần mịn và đều phù hợp ảnh chất lượng kém khi in ra lộ các khuyết điểm như: hơi vỡ, nhòe, mờ hay chụp thiếu sáng có các hiện tượng noise thì bề mặt sần mịn đều của lụa mờ giúp trung hòa điểm vỡ ảnh giúp bức ảnh có cái nhìn hài hòa hơn.
Khi ép lụa mờ, bức ảnh ngoài việc giữ được màu ảnh bền, trong, nét thì mặt ảnh không ảnh hưởng khi dính nước hay hơi ẩm từ thời tiết giúp bức ảnh bền hơn. Chúng ta có thể ép lụa mờ một mặt hoặc cả 2 mặt đều được nhưng thông thường chỉ ép 1 mặt trên. Ngoài ra, bề mặt sần mịn của lụa mờ cũng cho bức ảnh chất vintage mộc mạc hơn
In Ảnh phủ uv
Phủ UV có thể hiểu là sự tổng hòa giữa cả lụa bóng và lụa mờ. Về hình thức phủ UV cũng là hình thức trải một lớp nilong lên bề mặt ảnh để bảo vệ ảnh. Tuy nhiên phủ UV sẽ được trải bằng máy nhiệt, bề mặt của UV bóng nhưng có lớp sần nhẹ giúp nước ảnh nhìn vừa trong mà vẫn có độ sần thẩm mĩ đẹp. Tuy nhiên với các ảnh chất lượng kém bị vỡ thì mặt sần của UV không che được khuyết điểm.
Và cũng giống như ép lụa bóng, lụa mờ thì phủ UV cũng bảo vệ bức ảnh mặt trên khi vô tình dính nước hay thời tiết ẩm không ảnh hưởng đến chất lượng ảnh.
In ảnh ép plasitc (ép ảnh plastic)
Ép plastic là hình thức bảo quản ảnh truyền thống. Ép plastic là sử dụng chất liệu nilong mặt có lớp keo nguội và dùng máy ép nhiệt nung chảy lớp keo đó để dán lên cả mặt trước và mặt sau của bức ảnh. Hình thức này sẽ cho bức ảnh bóng nét, thừa một lớp viền nilong xung quanh ảnh và bảo vệ được ảnh cả hai mặt ảnh. Đây là cách ép ảnh truyền thống mà các bậc Ông Bà, Cha Mẹ rất thích.
Các hình thức ép ảnh sinh ra nhằm mục đích đầu tiên là bảo vệ ảnh được bền và đẹp nhất. Mỗi loại ép đều có đặc tính kỹ thuật riêng mà dựa vào chất lượng ảnh cụ thể để sử dụng cho phù hợp. Thêm một yếu tố liên quan nữa nếu như in ảnh để đóng khung kính bắt buộc phải ép lụa mờ hoặc Plastic. Ảnh plastic chỉ ép từ cỡ 20×30 trở xuống vì không có giấy ép cỡ to, để khi lồng khung kính mặt ảnh không dính vào kính gây hấp hơi dạng nilong dính nước dính kính loang lổ xấu ảnh.
Còn lại, nếu bức ảnh hoàn toàn đẹp rồi thì lựa chọn hình thức ép nào hoàn toàn nằm ở sở thích cũng như quyền tự do cá nhân của mỗi người.
Xem thêm về: ảnh ép plastic và ưu điểm của nó
In ảnh chưa bao giờ rẻ và dễ dàng đến vậy. GIÁ IN ẢNH = 1/3 Cốc Trà đá?? Hãy truy cập Bảng giá in ảnh của chúng tôi để Nhận ưu đãi lên đến 10%!!!!! Hoặc liên hệ ngay facebook